Mướp đắng chữa đau dạ dày

Đau dạ dày: Lấy hoa mướp đắng đã phơi khô tán nhỏ, hòa với nước sôi để nguội uống.
Hâm hấp sốt, mệt mỏi, khát nước: Lấy lá mướp non, lá khởi tử (hay lá hoa thiên lý) nấu canh ăn.
Sốt từng cơn, làm mệt hay phát sốt (lao
nhiệt): Lấy lá mướp đắng, lá câu kỷ lượng bằng nhau, giã nát hòa với
nước lọc, gạn bỏ bã chia uống.
Lên nhọt sưng tấy, vết thương nhiễm độc
đau nhức: Lấy 12 gr lá mướp đắng khô, tán bột hòa với nước hoặc rượu để
uống và lấy lá mướp đắng tươi rửa sạch, giã nát đắp bên ngoài rất tốt.
Tiểu đường, nóng trong người: Lá mướp đắng khô hoặc tươi dùng nấu kỹ lấy nước uống thay trà.
Đi lỵ không dứt ở trẻ em: Lấy dây mướp
đắng giã nát, vắt lấy nước cốt hòa theo tỷ lệ một phần nước dây mướp
đắng, nửa phần mật cho trẻ uống.
Làm hạ nhiệt, sáng mắt, giải độc: Lấy 15 gr quả mướp đắng đã được phơi khô, thái lát hãm thành trà uống.
Nóng trong người, rôm sảy: Quả mướp đắng hoặc dây mướp đắng nấu nước tắm cho trẻ.
Ho sốt, phù thũng do gan nhiệt, đái
buốt, đái rắt: Lấy quả mướp đắng còn xanh, lọc bỏ hạt nấu 1 - 2 quả ăn
thường xuyên, sẽ có kết quả tốt.
Chốc đầu ở trẻ em: Quả và hạt mướp đắng
giã nát, gội đầu cho trẻ bằng lá cây đào ăn quả, rồi bôi thuốc chế bằng
quả và hạt mướp đắng lên vùng chốc đầu.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét