Thứ Năm, 23 tháng 2, 2012

Bài thuốc hay

Bài thuốc hay

Nghệ và mật ong chữa bệnh loét dạ dày

Chất curcumin trong củ nghệ có tác dụng trợ tiêu hóa do thúc đẩy sự co bóp túi mật, nhưng lại không làm tăng tiết axit dạ dày. Curcumin cũng ức chế được các khối u ở bộ phận này. Do đó, nghệ là dược phẩm tốt đối với bệnh nhân viêm loét dạ dày, tá tràng.
Theo y học cổ truyền, nghệ có tác dụng hành khí, [ … ]
 

Mướp đắng chữa đau dạ dày

Theo Đông y, cây mướp đắng có tính hàn, vị đắng, không độc, có tác dụng thanh nhiệt, giải độc, bổ gan, dưỡng huyết, trị các chứng kiết lị, u nhọt, đau mắt đỏ do nhiệt, trúng nắng.
Đau dạ dày: Lấy hoa mướp đắng đã phơi khô tán nhỏ, hòa với nước sôi để nguội uống.
Hâm hấp sốt, mệt mỏi, khát nước: Lấy [ … ]
 

Quả sung chữa loét dạ dày, viêm khớp

Quả sung có nơi còn gọi là văn tiên quả, ánh nhật quả, thiên sinh tử hay vô hoa quả. Theo Đông y quả sung có vị ngọt, tính bình, không độc có tác dụng tiêu thũng giải độc, nhuận tràng thông tiện, nhuận phế lợi hầu, kiện tỳ ích vị, tiêu viêm.
Chữa chứng viêm loét dạ dày, tá tràng: Dùng quả sung sao [ … ]
 

Bao tử nhím trị bệnh viêm loét dạ dày

Nhím là động vật hoang dã sống trong thiên nhiên nhưng nay đã được người ta nuôi thả nhiều, nhằm đáp ứng nhu cầu ẩm thực ngày càng tăng vì thịt nhím có tiếng nạc chắc, thơm ngon và giàu dinh dưỡng. Từ xa xưa, thịt và các bộ phận khác của nhím đã có mặt trong các bài thuốc dân gian. Lông nhím vị cay, [ … ]
 

Cam thảo: Cây thuốc trị viêm loét dạ dày

Nhiều thầy thuốc còn tín nhiệm cam thảo hơn hẳn các thuốc loại thuốc kháng axit trong việc chữa trị viêm loét dạ dày cho các bệnh nhân.
Ngoài được sử dụng như một thức uống giải khát để giải nhiệt cơ thể, cam thảo còn được coi là một cây thuốc trị bách bệnh rất có lợi cho sức khỏe.
- Điều trị loét dạ [ … ]

Tìm hiểu bệnh viêm dạ dày - viêm loét dạ dày

Tìm hiểu bệnh viêm dạ dày - viêm loét dạ dày

Các dạng viêm dạ dày thể đặc biệt

Các dạng viêm dạ dày thể đặc biệt
Có nhiều nguyên nhân gây nên viêm dạ dày, tuy nhiên, trong phạm vi bài viết này chỉ đề cập đến những trường hợp viêm dạ dày đặc biệt, ít nhận được sự quan tâm...

Đau dạ dày có thể điều trị dứt điểm nếu phát hiện sớm

Đau dạ dày có thể điều trị dứt điểm nếu phát hiện sớm
Đau dạ dày có thể phòng tránh và điều trị dứt điểm nếu phát hiện sớm và theo đúng chỉ dẫn của bác sĩ. Tuy nhiên nếu bệnh có chiều hướng xấu, ảnh hưởng nặng...

5 thói quen nguy hiểm làm dạ dày xuống cấp

5 thói quen nguy hiểm làm dạ dày xuống cấp
Có rất nhiều những thói quen xấu trong sinh hoạt và ăn uống dẫn tới bệnh dạ dày như đau, viêm loét, ung thư… Vậy hãy tránh xa những thói quen sau nhé. 1. Ăn trước...

Viêm dạ dày cấp có nguy hiểm?

Viêm dạ dày cấp có nguy hiểm?
Viêm dạ dày cấp tính là bệnh rất thường gặp. Bệnh khởi phát đột ngột, diễn tiến nhanh chóng. Viêm dạ dày có thể do yếu tố nội sinh hoặc ngoại sinh. Yếu tố ngoại...

Dấu hiệu rối loạn chức năng dạ dày

Dấu hiệu rối loạn chức năng dạ dày
Có nhiều nguyên nhân có thể dẫn đến rối loạn vận động và rối loạn tiết dịch của dạ dày, song có thể tóm lược làm hai nhóm nguyên nhân chính: Rối loạn chức năng dạ...

Nguyên nhân dẫn tới bệnh viêm dạ dày

Nguyên nhân dẫn tới bệnh viêm dạ dày
Viêm dạ dày thường phát triển khi lớp bảo vệ dạ dày trở nên suy yếu hoặc bị hư hỏng. Một hàng rào dịch nhầy lót bảo vệ các bức tường của dạ dày từ...

Cách phòng và trị bệnh viêm dạ dày

Trị bệnh dạ dày qua cách ăn uống

Trị bệnh dạ dày qua cách ăn uống
Thói quen ăn uống có tác động rất nhiều đến bệnh dạ dày. Vì vậy cần tạo thói quen ăn uống khoa học ngay từ khi còn nhỏ. Trong ăn uống, chúng ta cần phải ăn...

Cách trị dư axit dạ dày

 Cách trị dư axit dạ dày
Dư axit dạ dày để lâu ngày, không chữa trị sẽ dễ dẫn đến loét bao tử, xuất huyết dạ dày. Bệnh dư axit dạ dày thể hiện bằng những triệu chứng sau: ợ chua, chua...

Giảm stress cho dạ dày khỏe mạnh

Giảm stress cho dạ dày khỏe mạnh
Đau dạ dày (còn gọi là đau bao tử), là từ dùng để chỉ tình trạng đau có nguồn gốc tổn thương tại dạ dày như viêm hay loét dạ dày. Vì sao đau dạ dày? Thức...

Các bài thuốc trị viêm loét dạ dày - tá tràng

Các bài thuốc trị viêm loét dạ dày - tá tràng
Viêm loét dạ dày - tá tràng là một bệnh rất thường gặp, do nhiều nguyên nhân gây nên. Theo y học cổ truyền (YHCT), bệnh viêm loét dạ dày - tá tràng thuộc phạm...

Dinh dưỡng cho người đau dạ dày

Dinh dưỡng cho người đau dạ dày

Theo ThS.BS Lê Thị Hải, Giám đốc trung tâm dinh dưỡng, Viện Dinh dưỡng quốc gia, có thể nhịn ăn trong vòng 24 - 48 giờ đối với trường hợp viêm dạ dày cấp tính vì cần có thời gian cho dạ dày lành vết thương.
Người bị đau dạ dày nên hạn chế các món rán xào
Dạ dày là bộ phận quan trọng nhất trong bộ máy tiêu hoá, có hình dáng giống một cái túi để đựng thức ăn, có lỗ mở ở hai đầu, phần trên nối với thực quản gọi là tâm vị, phần dưới nối với ruột gọi là môn vị. Đau dạ dày có thể do viêm dạ dày hoặc loét dạ dày. Cơ chế sinh bệnh viêm, loét dạ dày đều do axít làm lở loét niêm mạc dạ dày. Những chất axít làm viêm, loét có thể do dạ dày tăng tiết hoặc do bên ngoài đưa vào. Viêm dạ dày cấp tính thường do dùng thuốc giảm đau như Aspirin và các thuốc giảm đau chống viêm trong bệnh xương khớp. Ngoài thuốc còn do các loại thực phẩm gây kích thích niêm mạc dạ dày như: rượu, càphê, ớt, tiêu... Thêm nữa, các yếu tố tâm lý căng thẳng, xúc động mạnh, lo âu… cũng làm thần kinh kích thích, dẫn tới tiết nhiều axít.
Trọng tâm của dinh dưỡng trong điều trị viêm, loét dạ dày là dùng những thức ăn giảm tiết dịch vị, giảm tác dụng của axít tiết lên niêm mạc dạ dày. Chất ngọt, chất béo là những chất ít gây tiết dịch vị. Dùng những thức ăn có tính bọc niêm mạc dạ dày, thấm dịch vị như gạo nếp, bột sắn, bánh mì, bánh quy, sữa, lòng trắng trứng. Dùng thức ăn mềm, ít có tác dụng cơ giới. Không để đói, không ăn quá no. Cần ăn nhiều bữa trong ngày, mỗi bữa cách nhau từ 2 – 3 giờ. Khi chế biến thức ăn cần nghiền, xay, băm nhỏ, nấu nhừ, tăng cường luộc, hấp và hạn chế chiên, xào.
Thực phẩm nên ăn: cháo, cơm nát, bánh mì, bánh quy, cơm nếp, bánh chưng, khoai tây, khoai sọ (luộc chín hoặc hầm nhừ dưới dạng xúp); thịt cá nghiền nát, hấp hoặc om; sữa bò hộp, sữa bò tươi, sữa bột, bơ, pho mát; đường, bánh, mứt, mật ong, kem, thạch, chè, nước lọc, nước khoáng...
Thực phẩm nên kiêng: các loại thực phẩm có độ axít cao; các loại quả chua (như chanh, cam, bưởi), cà muối, giấm, mẻ, tương ớt...; các loại thực phẩm tạo hơi trong dạ dày (các loại đậu đỗ, các loại dưa cà muối, hành...); các loại thực phẩm làm hư hại niêm mạc dạ dày (rượu, bia, ớt, tỏi, càphê, trà...); các loại thức ăn tăng tiết axít như các loại nước xốt thịt, cá đậm đặc... Ngoài ra cũng không nên ăn các loại hoa quả (chuối tiêu, đu đủ, táo...) và các loại thức ăn chế biến sẵn (giăm bông, lạp xưởng, xúc xích...); không ăn sữa chua, không uống các loại nước ngọt có gas.
Trường hợp viêm dạ dày cấp tính cần có thời gian cho dạ dày lành vết thương. Vì vậy có thể nhịn ăn trong vòng 24 – 48 giờ vì thức ăn vào dạ dày sẽ làm kích thích tiết axít càng làm loét vết thương. Chỉ nên uống nước khoáng với số lượng vừa phải để khỏi khát và mất nước. Sau thời gian nhịn ăn nên ăn xúp nấu với rau, thịt nghiền; uống sữa hoặc ăn kem với năng lượng từ 1.200 – 1.300kcal. Mỗi lần ăn với số lượng ít và ăn nhiều lần, cách nhau một giờ. Sau đó dần dần tăng số lượng cho đến khi không còn triệu chứng đau bụng, đầy hơi, ợ hơi, ợ chua thì ăn uống gần như bình thường. Nếu là viêm dạ dày mạn tính, người bệnh thường bị thiếu dinh dưỡng do tiêu hoá hấp thu kém, không hấp thu được các loại vitamin cần thiết, đặc biệt là vitamin B12 và sắt, chất đạm, dẫn tới thiếu máu. Chế độ ăn khi đó cần cung cấp đầy đủ năng lượng và chất đạm, đặc biệt cần bổ sung thêm các loại vitamin và muối khoáng như: axít folic, vitamin A, D, K, canxi, sắt, kẽm, magiê.

Chế độ ăn uống

Chế độ ăn uống

Thực đơn dành cho người loét dạ dày

Nguyên nhân chủ yếu của loét dạ dày là do loại vi khuẩn có tên là Helicobacter pylori (H. pylori) gây nên. Bên cạnh đó, những nguyên nhân khác cũng có thể là “thủ phạm” gây nên chứng bệnh này: Dùng thuốc aspirin, thuốc chữa khớp, căng thẳng kéo dài, uống quá nhiều rượu, hoá chất...
Bạn có thể nhận [ … ]
 

Nên ăn gì khi bị đau dạ dày

Người bị đau dạ dày nên ăn thức ăn làm từ bột mỳ, vì những thức ăn này dễ tiêu hóa, làm bão hòa axít trong dạ dày do có chất kiềm
Tiến sĩ – Bác sĩ Trần Thiện Trung, Bệnh viện Đại học Y dược TP.HCM cho rằng, ăn uống có vai trò rất quan trọng đối với người bị bệnh loét dạ dày.
Dưới đây là một vài tư [ … ]
 

Chế độ ăn cho người viêm loét dạ dày

Cháo, cơm nát, bánh mì, bánh quy, cơm nếp, bánh chưng và các loại khoai là thức ăn phù hợp với người bị loét dạ dày. Nên ăn nhiều đồ ngọt và béo vì chúng có tính chất "bao bọc" niêm mạc dạ dày, tránh loét nặng thêm.
Dạ dày là bộ phận quan trọng nhất trong bộ máy tiêu hóa, có 4 lớp: màng bao bọc bên [ … ]
 

Thực phẩm nên tránh ở người đau dạ dày

Đau dạ dày, đông y gọi là vị quản thống. Người đau dạ dày thường ợ hơi, ợ chua, đau vùng thượng vị (trên rốn) là do dạ dày tiết nhiều a-xít, sinh hơi, viêm loét dạ dày gây đau.
Người đau dạ dày không nên dùng các chất kích thích, cay nóng và những đồ ăn sống lạnh, thức ăn có độ a-xít cao. Dưới đây là [ … ]
 

Dinh dưỡng cho người đau dạ dày

Theo ThS.BS Lê Thị Hải, Giám đốc trung tâm dinh dưỡng, Viện Dinh dưỡng quốc gia, có thể nhịn ăn trong vòng 24 - 48 giờ đối với trường hợp viêm dạ dày cấp tính vì cần có thời gian cho dạ dày lành vết thương.
Người bị đau dạ dày nên hạn chế các món rán xào
Dạ dày là bộ phận quan trọng nhất trong bộ [ … ]

Phòng và trị bệnh

Phòng và trị bệnh

Trị bệnh dạ dày qua cách ăn uống


Thói quen ăn uống có tác động rất nhiều đến bệnh dạ dày. Vì vậy cần tạo thói quen ăn uống khoa học ngay từ khi còn nhỏ.

Trong ăn uống, chúng ta cần phải ăn chín uống sôi,ăn nhữngthực phẩm đã được rửa sạch (đặc biệt là rau sống).

Tránh bỏ bữa, ăn nhanh, nuốt vội, nhai không kỹ, ăn các thực [ … ]
 

Cách trị dư axit dạ dày


Dư axit dạ dày để lâu ngày, không chữa trị sẽ dễ dẫn đến loét bao tử, xuất huyết dạ dày.
Bệnh dư axit dạ dày thể hiện bằng những triệu chứng sau: ợ chua, chua miệng, đầy hơi… Nguyên nhân là do dạ dày chứa quá nhiều axit. Nếu bệnh dư axit dạ dày để lâu ngày, không chữa trị sẽ dễ dẫn đến loét bao tử, [ … ]
 

Giảm stress cho dạ dày khỏe mạnh


Đau dạ dày (còn gọi là đau bao tử), là từ dùng để chỉ tình trạng đau có nguồn gốc tổn thương tại dạ dày như viêm hay loét dạ dày.
Vì sao đau dạ dày?
Thức ăn sau khi ăn, được nhai nát ở miệng, đưa xuống dạ dày. Dạ dày tiếp tục xử lý thức ăn thành những chất dễ hấp thu hơn bằng cách tiết ra nhiều acid [ … ]
 

Các bài thuốc trị viêm loét dạ dày - tá tràng


Viêm loét dạ dày - tá tràng là một bệnh rất thường gặp, do nhiều nguyên nhân gây nên. Theo y học cổ truyền (YHCT), bệnh viêm loét dạ dày - tá tràng thuộc phạm vi chứng vị quản thống với các thể: vị âm hư suy, tỳ vị hư hàn và can khí phạm vị. Trong bài viết này chúng tôi xin giới thiệu một số bài thuốc [ … ]
 

Chữa viêm loét dạ dày bằng liệu pháp tự nhiên

Viêm loét dạ dày thuộc phạm vi các chứng Vị quản thống của y học cổ truyền.  Tuỳ theo mức độ tiến triển của bệnh, phép chữa thường bao gồm các phương dược nhằm sơ Can, lý khí, kiện Tỳ hoặc hoạt huyết, hoá ứ tiêu viêm. Tuy nhiên, phạm vi bài nầy sẽ chỉ đề cập đến những biện pháp tự nhiên để người [

Cam thảo: Cây thuốc trị viêm loét dạ dày

Cam thảo: Cây thuốc trị viêm loét dạ dày

Nhiều thầy thuốc còn tín nhiệm cam thảo hơn hẳn các thuốc loại thuốc kháng axit trong việc chữa trị viêm loét dạ dày cho các bệnh nhân.
Ngoài được sử dụng như một thức uống giải khát để giải nhiệt cơ thể, cam thảo còn được coi là một cây thuốc trị bách bệnh rất có lợi cho sức khỏe.
- Điều trị loét dạ dày: Cam thảo kích thích sự phòng thủ của cơ thể để ngăn chặn sự hình thành các vết loét. Đặc biệt nhiều thầy thuốc còn tín nhiệm cam thảo hơn hẳn các thuốc loại thuốc kháng axit khác trong điều trị viêm loét dạ dày.
 Theo các nghiên cứu thì có 91% các bệnh nhân thành công trong điều trị viêm loét dạ dày bằng cách sử dụng cam thảo. Tuy nhiên, việc điều trị viêm loét dạ dày nên tiếp tục được điều trị thêm từ 8-16 tuần sau khi bệnh khỏi hẳn.
Cam thảo cần được ăn/ hoặc uống khoảng 20-30 phút trước bữa ăn để việc điều trị hiệu quả hơn các vết loét vì lúc ấy cam thảo sẽ hoạt động như một lớp màng trong dạ dày, từ đó giúp bảo vệ dạ dày của bạn.
Ngoài ra, cam thảo giúp duy trì mức độ axit trong dạ dày từ đó nó kiểm soát trọng lượng cơ thể hiệu quả.
- Điều trị bệnh hô hấp: cam thảo có chất chống dị ứng đó là điều cần thiết để điều trị chứng rối loạn hô hấp ở trẻ em và người lớn.
-Tác dụng chống viêm: cam thảo có chứa nhiều cortisone – một hormone chữa viêm và dị ứng rất lành tính và không có tác dụng phụ tiêu cực.
- Giảm sốt: Khi kết hợp cùng một số loại thảo dược khác như kinh giới, lá tía tô, cúc tần, kim ngân, gừng.... thì cam thảo giúp hạ nhiệt và giảm sốt, cảm mạo.
- Ngoài những tác dụng phổ biến trên, cam thảo còn được coi là một loại thuốc quý tự nhiên để hỗ trợ điều trị các bệnh như:
- Bệnh mụn giộp sinh dục
- Xơ gan
- Viêm gan
- Viêm khớp
- Hội chứng khó chịu ngày tiền nguyệt san
- Hội chứng mãn kinh
- Giảm đường huyết
- Nhuận tràng
- Lợi tiểu
Cảnh báo:
Với những người bị tăng huyết áp hoặc có các vấn đề về thận thì không nên ăn/ uống cam thảo.
Nguyên nhân là do khi uống cam thảo quá nhiều, nó có thể gây ra tình trạng giữ nước và tăng huyết áp. Nếu bạn đang ở trong hoàn cảnh này thì những tác dụng phụ trên có thể được giảm đi bằng cách tăng liều lượng lớn kali và giảm hấp thụ muối ăn từ chế độ ăn uống hàng ngày!
Với những người bình thường, bạn cũng chỉ nên sử dụng cam thảo ở liều dùng khuyến cáo từ 1 - 2 gram/ rễ cam thảo/ ngày hoặc 0,25-0,5 gam cam thảo đã được trích xuất.

Bao tử nhím trị bệnh viêm loét dạ dày

Bao tử nhím trị bệnh viêm loét dạ dày

Nhím là động vật hoang dã sống trong thiên nhiên nhưng nay đã được người ta nuôi thả nhiều, nhằm đáp ứng nhu cầu ẩm thực ngày càng tăng vì thịt nhím có tiếng nạc chắc, thơm ngon và giàu dinh dưỡng. Từ xa xưa, thịt và các bộ phận khác của nhím đã có mặt trong các bài thuốc dân gian. Lông nhím vị cay, tính ấm, có công dụng hành khí, chỉ thống (giảm đau), giải độc; thịt nhím vị ngọt, tính lạnh có tác dụng bổ dưỡng, nhuận tràng; mật nhím dùng chữa đau mắt, đau lưng và xoa bóp khi bị chấn thương; ruột già, gan và phổi nhím có thể chữa bệnh phong nhiệt… Đặc biệt dạ dày (bao tử) nhím có vị ngọt, tính hàn, không độc, có tác dụng thanh nhiệt, cầm máu, giảm đau và giải độc, thường dùng chữa các chứng bệnh như ngộ độc, trĩ xuất huyết, lòi đom, di mộng tinh, nôn mửa, kiết lỵ ra máu và đau dạ dày. Trong sách Bản thảo cương mục, nhà dược học vĩ đại Lý Thời Trân cũng cho rằng dạ dày nhím không độc và được dùng để chữa bệnh dạ dày. Trong dân gian, người ta thường dùng dạ dày nhím để:
Chữa trĩ và lòi đom chảy máu: dạ dày nhím cắt nhỏ, sao cho phồng lên rồi tán bột, mỗi ngày uống ba lần, mỗi lần 2 – 4g với nước sắc hoa hòe.
Chữa ngộ độc: lấy một cái dạ dày nhím rửa sạch, sấy khô, giã nhỏ, trộn với 100g gạo cẩm rang vàng, tán nhỏ, rây bột mịn, mỗi ngày uống hai lần, mỗi lần 10g.
Với bệnh lý dạ dày: dùng dạ dày nhím còn chứa nguyên thức ăn bên trong đem phơi hoặc sấy khô rồi thái nhỏ, sao chín, tán thành bột mịn, mỗi ngày uống 10g vào lúc đói với nước cơm. Nếu uống kết hợp theo công thức bột dạ dày nhím với mật ong hoặc bột dạ dày nhím với mật ong và bột nghệ thì hiệu quả càng tốt. Nghiên cứu hiện đại đã chứng minh mật ong và bột nghệ có tác dụng kháng khuẩn, tiêu viêm, làm dịu các cơn đau và làm mau lành các vết thương, vết loét. Đặc biệt, mật ong còn có khả năng đưa độ axít của dịch vị trở về bình thường và có công dụng bồi bổ sức khỏe rất kỳ diệu. Hơn thế nữa, trong y học cổ truyền, mật ong và nghệ đen hoặc nghệ vàng cũng là những vị thuốc thường có mặt trong các phương thang có công năng chữa trị chứng vị quản thống, một bệnh danh tương ứng với các bệnh như viêm loét dạ dày tá tràng, rối loạn chức năng dạ dày, rối loạn tiêu hóa… trong y học hiện đại. Riêng với dạ dày nhím, rất tiếc là cho đến nay chưa có công trình nghiên cứu khoa học hiện đại nào chứng minh tác dụng chữa trị viêm loét dạ dày trên cả thực nghiệm và lâm sàng. Tuy nhiên, theo kinh nghiệm dân gian và qua quan sát nhiều trường hợp trong thực tiễn, chúng tôi nghĩ cũng có thể mạnh dạn áp dụng loại bột thuốc dạ dày nhím để chữa bệnh viêm loét dạ dày tá tràng ở một mức độ nhất định. Đương nhiên, khi dùng phải có sự theo dõi chặt chẽ của các thầy thuốc chuyên khoa.
Cũng có ý kiến cho rằng dùng dạ dày nhím rừng để chữa bệnh thì có hiệu quả hơn vì thức ăn của chúng rất phong phú và có những thứ mà nhím nhà không thể có được, hơn nữa tác dụng chữa trị của dạ dày nhím chính là các thức ăn chứa trong đó chứ không phải bản thân phủ tạng này. Tất cả những điều đó là những gợi ý rất lý thú cho các công trình nghiên cứu khoa học cẩn trọng và nghiêm túc.

Nhím là động vật hoang dã sống trong thiên nhiên nhưng nay đã được người ta nuôi thả nhiều, nhằm đáp ứng nhu cầu ẩm thực ngày càng tăng vì thịt nhím có tiếng nạc chắc, thơm ngon và giàu dinh dưỡng. Từ xa xưa, thịt và các bộ phận khác của nhím đã có mặt trong các bài thuốc dân gian. Lông nhím vị cay, tính ấm, có công dụng hành khí, chỉ thống (giảm đau), giải độc; thịt nhím vị ngọt, tính lạnh có tác dụng bổ dưỡng, nhuận tràng; mật nhím dùng chữa đau mắt, đau lưng và xoa bóp khi bị chấn thương; ruột già, gan và phổi nhím có thể chữa bệnh phong nhiệt… Đặc biệt dạ dày (bao tử) nhím có vị ngọt, tính hàn, không độc, có tác dụng thanh nhiệt, cầm máu, giảm đau và giải độc, thường dùng chữa các chứng bệnh như ngộ độc, trĩ xuất huyết, lòi đom, di mộng tinh, nôn mửa, kiết lỵ ra máu và đau dạ dày. Trong sách Bản thảo cương mục, nhà dược học vĩ đại Lý Thời Trân cũng cho rằng dạ dày nhím không độc và được dùng để chữa bệnh dạ dày. Trong dân gian, người ta thường dùng dạ dày nhím để:
Chữa trĩ và lòi đom chảy máu: dạ dày nhím cắt nhỏ, sao cho phồng lên rồi tán bột, mỗi ngày uống ba lần, mỗi lần 2 – 4g với nước sắc hoa hòe.
Chữa ngộ độc: lấy một cái dạ dày nhím rửa sạch, sấy khô, giã nhỏ, trộn với 100g gạo cẩm rang vàng, tán nhỏ, rây bột mịn, mỗi ngày uống hai lần, mỗi lần 10g.
Với bệnh lý dạ dày: dùng dạ dày nhím còn chứa nguyên thức ăn bên trong đem phơi hoặc sấy khô rồi thái nhỏ, sao chín, tán thành bột mịn, mỗi ngày uống 10g vào lúc đói với nước cơm. Nếu uống kết hợp theo công thức bột dạ dày nhím với mật ong hoặc bột dạ dày nhím với mật ong và bột nghệ thì hiệu quả càng tốt. Nghiên cứu hiện đại đã chứng minh mật ong và bột nghệ có tác dụng kháng khuẩn, tiêu viêm, làm dịu các cơn đau và làm mau lành các vết thương, vết loét. Đặc biệt, mật ong còn có khả năng đưa độ axít của dịch vị trở về bình thường và có công dụng bồi bổ sức khỏe rất kỳ diệu. Hơn thế nữa, trong y học cổ truyền, mật ong và nghệ đen hoặc nghệ vàng cũng là những vị thuốc thường có mặt trong các phương thang có công năng chữa trị chứng vị quản thống, một bệnh danh tương ứng với các bệnh như viêm loét dạ dày tá tràng, rối loạn chức năng dạ dày, rối loạn tiêu hóa… trong y học hiện đại. Riêng với dạ dày nhím, rất tiếc là cho đến nay chưa có công trình nghiên cứu khoa học hiện đại nào chứng minh tác dụng chữa trị viêm loét dạ dày trên cả thực nghiệm và lâm sàng. Tuy nhiên, theo kinh nghiệm dân gian và qua quan sát nhiều trường hợp trong thực tiễn, chúng tôi nghĩ cũng có thể mạnh dạn áp dụng loại bột thuốc dạ dày nhím để chữa bệnh viêm loét dạ dày tá tràng ở một mức độ nhất định. Đương nhiên, khi dùng phải có sự theo dõi chặt chẽ của các thầy thuốc chuyên khoa.
Cũng có ý kiến cho rằng dùng dạ dày nhím rừng để chữa bệnh thì có hiệu quả hơn vì thức ăn của chúng rất phong phú và có những thứ mà nhím nhà không thể có được, hơn nữa tác dụng chữa trị của dạ dày nhím chính là các thức ăn chứa trong đó chứ không phải bản thân phủ tạng này. Tất cả những điều đó là những gợi ý rất lý thú cho các công trình nghiên cứu khoa học cẩn trọng và nghiêm túc.